Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Latest topics
» Bảng giá xe Mitsubishi tại Mitsubishi Ninh Bình
by goodhealthvn 7/6/2021, 6:07 am

» Giới Thiệu Mitsubishi Ninh Bình - Đại lý phân phối Mitsubishi chính hãng
by goodhealthvn 7/6/2021, 6:07 am

» Exness có hỗ trợ đa ngôn ngữ không?
by thuongnguyenthi 3/6/2021, 4:44 pm

» Exness - bạn có thể lựa chọn tin tưởng nhà môi giới này hay không?
by thuongnguyenthi 1/6/2021, 5:01 pm

» Tình hình forex tại Việt Nam
by thuongnguyenthi 18/5/2021, 4:53 pm

» Thịt bò hầm khoai tây
by amthucnhabep 26/3/2021, 5:23 pm

» BOSCH PID775DC1E
by goodhealthvn 29/10/2020, 9:54 am

» Báo giá bếp từ Bosch
by goodhealthvn 29/10/2020, 9:53 am

» foam cách âm
by goodhealthvn 29/10/2020, 9:26 am

» Đánh giá máy rửa bát BOSCH SMS63L08EA
by hoangcuong365 22/10/2020, 4:17 pm

» Thông tin cần biết về máy rửa bát BOSCH SMS25EI00G
by hoangcuong365 22/10/2020, 4:14 pm

» PID775DC1E
by goodhealthvn 14/10/2020, 2:09 pm

Poll

Theo bạn logo nào thích hợp cho diễn đàn

Lợi ích của âm nhạc I_vote_lcap67%Lợi ích của âm nhạc I_vote_rcap 67% [ 8 ]
Lợi ích của âm nhạc I_vote_lcap33%Lợi ích của âm nhạc I_vote_rcap 33% [ 4 ]

Tổng số bầu chọn : 12


Lợi ích của âm nhạc

2 posters

Go down

Lợi ích của âm nhạc Empty Lợi ích của âm nhạc

Bài gửi by lananh 6/8/2009, 6:50 pm

Thưa tiến sĩ Adler,
Các tác gia Hy Lạp kinh điển, chẳng hạn Plato, gán cho âm nhạc quá nhiều ưu điểm đến nỗi họ biến nó thành một phần trọng tâm trong chương trình giáo dục. Điều này dường như xa lạ đối với khái niệm về âm nhạc của chúng ta hiện nay và chỗ đứng của nó trong giáo dục đến mức tôi tự hỏi họ có muốn nói điều gì khác, hay ít ra là rộng hơn điều chúng ta muốn nói, khi họ dùng từ “âm nhạc”không. Các nhà tư tưởng Hy Lạp muốn nói chính xác điều gì qua “âm nhạc”? Các nhà tư tưởng đến sau có nhất trí với họ không?

W.G.

W.G. thân mến,

Ở Hy Lạp cổ đại, từ âm nhạc thoạt tiên ám chỉ tới mọi hình thức nghệ thuật do chín Nữ thần Nghệ thuật(1) điều khiển. Tuy nhiên, với tư cách một thuật ngữ riêng biệt, âm nhạc hàm nghĩa nghệ thuật ca hát và nhảy múa, và gắn chặt với thơ và những diễn xuất sân khấu. Đối với các triết gia Hy Lạp, âm nhạc trong nghĩa này là sự biểu hiện cụ thể của trật tự hoặc hỗn độn hiện diện trong vũ trụ và trong linh hồn con người. Đối với họ, toán học và thiên văn học cũng là những nghệ thuật thuộc âm nhạc, và họ nói về một thứ âm nhạc của mọi địa hạt cũng như của âm thanh.

Âm nhạc, do đó, đóng vai trò quan trọng trong chương trình giáo dục ở thành phố Athens, Hy Lạp. Nếu việc giáo dục văn học trau dồi trí tuệ, và thể dục phát triển thân xác, thì âm nhạc trau dồi cảm xúc và đức hạnh. Chương trình giáo dục do Plato đề nghị cho nước cộng hòa lý tưởng của ông ấn định cho âm nhạc chức năng giáo dục đạo đức này.

Plato biện luận rằng sự hài hòa và nhịp điệu âm nhạc mô phỏng những hình mẫu cơ bản của vũ trụ và linh hồn. Theo ông, một đứa trẻ đang lớn chịu ảnh hưởng bởi những giai điệu nó nghe cho nên nó bắt đầu có những đặc điểm cảm nghĩ và tính cách được thể hiện bởi những giai điệu ấy. Một vài kiểu âm nhạc nào đó làm nảy sinh sự thanh nhã, điều độ, dũng cảm, và những đức tính khác. Những kiểu âm nhạc gây ra sự vụng về, vô độ, hèn nhát, và những tật xấu khác. Như thế âm nhạc làm cho tâm hồn những gì thể dục làm cho thân xác. Plato viết,

“Việc đào tạo thẩm âm là một công cụ hiệu lực hơn bất kỳ công cụ nào khác,” bởi vì nhịp điệu và sự hài hòa tìm thấy đường đi vào những nơi bí mật của linh hồn, chúng bám riết ở đó, mang theo sự thanh nhã, và làm cho linh hồn của người nào được giáo dục đúng đắn trở nên thanh nhã, hay làm cho linh hồn của người nào được giáo dục tồi trở nên không thanh nhã;…người nào nhận được sự giáo dục đích thực của con người bên trong này sẽ lĩnh hội một cách sắc sảo nhất những thiếu sót và những lỗi lầm trong nghệ thuật và tự nhiên, và với một khiếu thẩm mỹ thực thụ… trong thời tuổi trẻ của mình, ngay cả trước khi anh ta có thể biết được vì sao; khi trưởng thành anh ta sẽ nhận ra và chào mừng người bạn mà sự giáo dục của mình đã khiến cho người ấy trở nên quen thuộc”.

Aristotle thừa nhận tầm quan trọng của âm nhạc như một phương tiện giáo dục đạo đức, nhưng ông cũng nhấn mạnh những giá trị thẩm mỹ và tâm lý của âm nhạc. Theo ông, âm nhạc là nghệ thuật đặc biệt thích hợp với việc giáo dục đạo đức vì khả năng độc đáo mô phỏng những phẩm chất đạo đức của nó. Nhưng nó cũng quan trọng bởi vì nó mang đến hạnh phúc và thư giãn và, trên bình diện cao hơn, niềm vui trí tuệ trong lúc thư thả như một phần của sự giáo dục khai phóng. Sau cùng, âm nhạc thực hiện việc thanh tẩy, hay chức năng chữa trị, trong việc đánh thức và biểu lộ những cảm xúc thương xót, sợ hãi và hăng hái.

Aristotle khẳng định rằng thưởng thức âm nhạc đòi hỏi ít nhiều kỹ năng trong việc trình diễn âm nhạc. Vì lý do đó, trẻ con nên được dạy chơi các nhạc cụ. Tuy nhiên, đây phải là sự giáo dục khai phóng, chứ không phải giáo dục nghề nghiệp, trong âm nhạc. Người học sẽ học chơi các nhạc cụ chỉ để biết nhạc hay là gì và để ham thích nó, chứ không phải để thủ đắc kỹ năng của một nghệ sĩ bậc thầy.

Trong số các triết gia hiện đại, Immanuel Kant xếp âm nhạc dưới thơ, hội họa và các nghệ thuật khác, bởi vì nó tùy thuộc vào trò chơi của cảm giác hơn là những ý tưởng và hình thức khách quan. Ông xếp âm nhạc cao trong sự thích thú và dễ chịu tức thì, nhưng thấp trên thang độ của văn hóa tinh thần. Schopenhauer(2) và Nietzsche, trái lại, xếp âm nhạc cao nhất trong số các nghệ thuật chỉ với lý do là nó diễn tả những thực tại sâu xa mà các nghệ thuật khác không thể diễn tả được.

(1) Chín Nữ thần Nghệ thuật (Nine Muses): trong thần thoại Hy Lạp, đây là chín cô gái của thần Zeus, họ điều khiển và truyền cảm hứng cho các nghệ thuật khác nhau. Đó là Calliope, nữ thần của thơ sử thi; Clio (lịch sử); Erato (thơ tình yêu); Euterpe (thơ trữ tình); Melpomene (bi kịch); Polyhymnia (thánh ca); Terpsichore (múa); Thalia (hài kịch), và Urania (thiên văn).
(2) Arthur Schopenhauer (1788 – 1860): triết gia Đức. Triết học vô thần, bi quan của ông được diễn giải đầy đủ nhất trong The World as Will and Representation (“Thế giới như Ý chí và Biểu tượng”; 1819).
Theo: ChungTa.com
lananh
lananh
Lớp phó học tập
Lớp phó học tập

Tổng số bài gửi : 164
Điểm tích cực : 178
Điểm danh vọng : 15
Registration date : 04/01/2009
Age : 31
Đến từ : THPT Long Cang

http://www.hocmai.com.vn

Về Đầu Trang Go down

Lợi ích của âm nhạc Empty Re: Lợi ích của âm nhạc

Bài gửi by tuylip134262 6/8/2009, 6:59 pm

Đúng là bà giao su toc quăn
tuylip134262
tuylip134262
Bắt đầu trưởng thành
Bắt đầu trưởng thành

Tổng số bài gửi : 149
Điểm tích cực : 185
Điểm danh vọng : 0
Registration date : 20/06/2009
Age : 31
Đến từ : canduoc

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết